Câu chuyện bắt đầu từ một nhà hàng nọ
Vào một buổi ăn tối cùng gia đình, trong một nhà hàng phục vụ đồ ăn chay tại Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh, Hà Minh, một nữ sinh trung học đam mê sâu sắc với khoa học, đã có một phát hiện tình cờ.
Trên chiếc bàn ăn được bày biện như bao nhà hàng khác, nổi bật lên một thông điệp gắn đằng sau những chiếc thìa, đũa và giấy ăn: “Bạn ơi ! Nếu bạn có một ý tưởng mới, giúp nhà hàng giảm bớt lượng rác nhựa dùng một lần, xin hãy nói với chúng tôi nhé !”
Những nhà hàng và quán ăn tại đô thị Việt Nam, dù muốn hay không vẫn hàng ngày đều dặn đưa ra môi trường một lượng đáng kể rác thải nhựa dùng một lần, điều này bắt nguồn từ thói quen tiêu dùng của khách hàng và nhu cầu giảm thiểu chi phí vận hành từ các chủ doanh nghiệp kinh doanh ăn uống. Nhưng không vì thế mà họ dừng lại mong muốn tìm ra một giải pháp bền vững hơn, mà nhà hàng nơi Minh dùng bữa là một trong số đó.
Người dùng bữa thì muốn một bữa ăn ngon, nhưng thứ bạn trẻ kia mang về nhà ấp ủ là thông điệp nhà hàng kia để lại. Và từ đây, Hà Minh và những người bạn đã khởi tạo nên một dự án STEM thú vị, với mục tiêu thay thế nhựa PET dùng một lần bằng vật liệu nhựa mới, an toàn khi dùng cho thực phẩm, phân hủy nhanh và tiện lợi. Suốt hành trình 9 tháng, Minh và các bạn được chuyên gia hướng dẫn, giúp hiện thực hóa ý tưởng thành sản phẩm thực tế, đồng thời học được các kỹ năng khoa học và khởi nghiệp.
Đội ngũ dự án Bio-Plastic ra đời:
PLA (Polylactic Acid) là một loại nhựa sinh học phổ biến được làm từ các nguyên liệu tái tạo như tinh bột từ phế phẩm nông nghiệp, đặc biệt là ngô, mía, hoặc củ cải đường. PLA phân hủy sinh học nhanh chóng trong điều kiện thích hợp, nên là một giải pháp thay thế thân thiện với môi trường cho nhựa truyền thống không phân hủy. Được sử dụng trong in 3D, bao bì và các sản phẩm tiêu dùng, PLA không chỉ giảm thiểu rác thải nhựa mà còn giúp tận dụng phế phẩm nông nghiệp, mang lại lợi ích bền vững cho môi trường.
Quá trình tạo ra các sản phẩm từ nhựa sinh học không chỉ giúp Minh hiểu thêm về các khái niệm khoa học mà còn trải nghiệm các bước lập kế hoạch khởi nghiệp. Được hướng dẫn từ các mentor của chương trình CREST, nhóm học sinh học cách phát triển ý tưởng, lên kế hoạch và kiểm nghiệm hiệu quả của sản phẩm trong thực tế.
Sau khi hoàn thành dự án, Minh nhận ra đây là hành trình không chỉ có khoa học mà còn mang đậm giá trị nhân văn và hướng đến cộng đồng. Những kỹ năng và kiến thức mà các em học được không chỉ giúp ích cho quá trình học tập mà còn giúp tạo nên tư duy bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Cùng xem những chia sẻ từ nhóm bạn trẻ trong phóng sự dưới đây:
Chúng tôi hướng đến mục tiêu trở thành một trong những tổ chức hàng đầu tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á trong việc triển khai các chương trình giáo dục có yếu tố liên ngành cho học sinh.
Học sinh phát triển hệ thống hướng sáng, được thiết kế để nâng cao hiệu quả của các tấm pin mặt trời.
Học sinh tiếp cận phương pháp để nghiên cứu mức độ ô nhiễm nước kênh Tàu Hủ bằng việc sử dụng động vật phù du và đề xuất phương án…
Học sinh tạo ra giải pháp thay thế các vật liệu nhựa không phân hủy, dùng cho máy in 3D, bằng các vật liệu có nguồn gốc sinh học nhằm…